Các quy định mới được ban hành có hiệu lực từ tháng 10/2019
Tính từ tháng 10 sẽ có rất nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực Giáo dục, Y tế và An toàn thực phẩm có hiệu lực.
Giáo viên mầm non cần học cách quản lý cảm xúc
Theo Bộ Giáo Dục quy định thì chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non sẽ có thêm môn học quản lý cảm xúc. Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới sẽ được thực hiện từ ngày 12/10/2019 với các nội dung liên quan như:
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học
- Đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở mầm non
- Kỹ năng sơ cứu trẻ em
- Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của các cô giáo…
Mỗi giáo viên phải tham gia chương trình bồi dưỡng với thời lượng 120 tiết/ 1 năm học. Thông qua các lớp bồi dưỡng Bộ Giáo dục mong muốn tất cả giáo viên mầm non trên cả nước sẽ có thêm những kỹ năng cơ bản trong chăm sóc trẻ nhằm chạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ mầm non.
Giám đốc Sở GD&ĐT không bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Sư Phạm
Theo quy định từ ngày 24/10/2019 thì tiêu chuẩn đối với các Gíam đốc Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BGĐT. Bên cạnh các tiêu chuẩn chung như: Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có năng lực tập hợp quần chúng… người được xem xét bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn riêng sau:
Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Đã đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo hoặc chức vụ tương đương trở lên.
Lưu ý:
- Nữ từ đủ 50 tuổi trở lên, nam từ đủ 55 tuổi trở lên đã được bổ nhiệm giữ chức danh Giám đốc Sở GDĐT trước ngày 24/10/2019 thì không yêu cầu phải đủ các tiêu chuẩn nêu trên;
- Nữ dưới 50 tuổi, nam dưới 55 tuổi đã được bổ nhiệm chức danh này trước ngày 24/10/2019 nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì phải bảo đảm đáp ứng đủ trong nhiệm kỳ.
Điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình
Theo Thông tư 21/2019/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về hoạt động y tế trong gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019. Thông tư này nêu rõ, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên chữa bệnh y học gia đình cần đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:
- Bác sĩ cần có các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành y tế.
- Giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
Quy định về vận tốc tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông
Thông tư 31/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về tốc độ của xe khi tham gia giao thông có hiệu lực ngày 15/10, quy định xe máy, ôtô khi chạy trong khu vực đông dân cư được phép chạy tối đa 60 km/h nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ 2 làn trở lên; 50 km/h nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có một làn xe.
Trường hợp ở ngoài khu vực dân cư và trên đường đôi có 2 làn trở lên, xe máy được chạy tối đa 70 km/h, ôtô chạy 90 km/h.
Riêng với xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối), tốc độ tối đa là 40 km/giờ, bất kể trên đoạn đường nào và trong khu vực nào.
Thông tư quy định 56 loại phụ gia, phẩm màu được dùng trong thực phẩm
Theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT, Bộ Y tế công nhận 56 loại phụ gia phẩm màu được phép dùng trong thực phẩm, như: Curcumin; các bon thực vật; màu ngô tím; màu bắp cải đỏ và hàng trăm phụ gia khác là chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo ngọt…
Khi sử dụng phụ gia, phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:
- Phụ gia thực phẩm phải là loại được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
- Không vượt quá mức sử dụng tối đa;
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia cần thiết để đạt được hiệu quả như mong muốn