thanhhoa (4).JPG

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website của xã Thiệu Quang như thế nào
 

 

Bạn đang xem: Trang chủ Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính

chinh-sach-co-hieu-luc-tu-thang-10-1

Các quy định mới được ban hành có hiệu lực từ tháng 10/2019

Tính từ tháng 10 sẽ có rất nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực Giáo dục, Y tế và An toàn thực phẩm có hiệu lực.

Giáo viên mầm non cần học cách quản lý cảm xúc

Theo Bộ Giáo Dục quy định thì chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non sẽ có thêm môn học quản lý cảm xúc. Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới sẽ được thực hiện từ ngày 12/10/2019 với các nội dung liên quan như:

-         Rèn luyện phong cách làm việc khoa học

-         Đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở mầm non

-         Kỹ năng sơ cứu trẻ em

-         Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của các cô giáo…

Mỗi giáo viên phải tham gia chương trình bồi dưỡng với thời lượng 120 tiết/ 1 năm học. Thông qua các lớp bồi dưỡng Bộ Giáo dục mong muốn tất cả giáo viên mầm non trên cả nước sẽ có thêm những kỹ năng cơ bản trong chăm sóc trẻ nhằm chạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ mầm non.

Giám đốc Sở GD&ĐT không bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Sư Phạm

Theo quy định từ ngày 24/10/2019 thì tiêu chuẩn đối với các Gíam đốc Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BGĐT. Bên cạnh các tiêu chuẩn chung như: Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có năng lực tập hợp quần chúng… người được xem xét bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn riêng sau:

Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Đã đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo hoặc chức vụ tương đương trở lên.

Lưu ý:

- Nữ từ đủ 50 tuổi trở lên, nam từ đủ 55 tuổi trở lên đã được bổ nhiệm giữ chức danh Giám đốc Sở GDĐT trước ngày 24/10/2019 thì không yêu cầu phải đủ các tiêu chuẩn nêu trên;

- Nữ dưới 50 tuổi, nam dưới 55 tuổi đã được bổ nhiệm chức danh này trước ngày 24/10/2019 nhưng chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì phải bảo đảm đáp ứng đủ trong nhiệm kỳ.

Điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình

Theo Thông tư 21/2019/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về hoạt động y tế trong gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019. Thông tư này nêu rõ, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên chữa bệnh y học gia đình cần đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:

 Bác sĩ cần có các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành y tế.

Giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.

 


Quy định về vận tốc tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông

Thông tư 31/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về tốc độ của xe khi tham gia giao thông có hiệu lực ngày 15/10, quy định xe máy, ôtô khi chạy trong khu vực đông dân cư được phép chạy tối đa 60 km/h nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ 2 làn trở lên; 50 km/h nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có một làn xe.

Trường hợp ở ngoài khu vực dân cư và trên đường đôi có 2 làn trở lên, xe máy được chạy tối đa 70 km/h, ôtô chạy 90 km/h.

Riêng với xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối), tốc độ tối đa là 40 km/giờ, bất kể trên đoạn đường nào và trong khu vực nào.

Thông tư quy định 56 loại phụ gia, phẩm màu được dùng trong thực phẩm

Theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT, Bộ Y tế công nhận 56 loại phụ gia phẩm màu được phép dùng trong thực phẩm, như: Curcumin; các bon thực vật; màu ngô tím; màu bắp cải đỏ và hàng trăm phụ gia khác là chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo ngọt…

Khi sử dụng phụ gia, phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:

- Phụ gia thực phẩm phải là loại được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa;

- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia cần thiết để đạt được hiệu quả như mong muốn

 

   
chinh-sach-co-hieu-luc-tu-thang-9-1

Các chính sách có hiệu lực từ tháng 9/2019

Bắt đầu từ tháng 9/2019 rất nhiều chính sách mới của Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các quán karaoke chỉ được mở cửa đến 0h. Việc cố ý làm hỏng xe công sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng. Quân nhân xuất ngũ được tăng trợ cấp 7,19%. Điều chỉnh điều kiện chuyển đổi đất từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm…

Các chính sách có hiệu lực từ mùng 1 tháng 9 năm 2019 bao gồm:

Quán Karaoke chỉ được mở cửa đến 0h

Theo Nghị định 54 về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có hiệu lực từ ngày 1/9. Nội dung Nghị định nêu rõ, các quán karaoke chỉ được hoạt động đến 0h thì các vũ trường được hoạt động đến 2h sáng. Cả hai dịch vụ này đều không được mở cửa trước 8h sáng.

Chính sách mới này còn quy định để mở quán karaoke phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, trong đó diện tích phòng hát phải từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ; không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát.

Các quân nhân xuất ngũ được tăng trợ cấp lên 7,19%

Theo Thông tư 106 hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quan nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc có hiệu lực từ ngày 8/9.

Trong nội dung Thông tư nêu rõ từ ngày 1/7, tăng 7,19% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng quân nhân đã phục viên, xuất ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân đã phục viên, xuất ngũ… Tùy thuộc vào năm công tác, mức trợ cấp dao động từ 1,891 triệu đồng/tháng đến 2,235 triệu đồng/tháng.

Điều kiện để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm

Theo Nghị định 62 sửa đổi từ Nghị định 35 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa có hiệu lực từ ngày 1/9. Nội dung Nghị định nêu rõ các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, việc chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp xã.

Trường hợp trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản; độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm…

Việc cố ý làm hỏng xe công sẽ bị phạt 20 triệu đồng

Nghị định 63/2019 đã quy định rõ mực phạt hành chính với sai phạm quan trọng trong giao, sử dụng tài sản công hoặc cố ý hủy hoại tài sản. Cụ thể, mức phạt 1-5 triệu đồng áp dụng với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng. Nếu giá trị thiệt hại trên mức 100 triệu đồng, tiền phạt là 5-10 triệu đồng.

Nghị định 63 cũng nêu rõ trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ôtô, mức phạt sẽ từ 10 đến 20 triệu đồng.

 

 

   

Thủ tục cấp giấy phép lái xe hết hạn sử dụng

Thủ tục cấp giấy phép lái xe hết hạn sử dụng

Đọc thêm...

   

Thủ tục Đổi GPLX trường hợp còn giấy phép lái xe nhưng mất hồ sơ gốc

Thủ tục Đổi GPLX trường hợp còn giấy phép lái xe nhưng mất hồ sơ gốc

Đọc thêm...