Lễ hội Lam Kinh là lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ Ngày mất của Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi, được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, mang tầm khu vực và quốc gia, trang trọng và thiết thực.
Phần hội bao gồm các trò diễn múa hát dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh gắn liền với lễ hội như: Múa Xuân Phả, múa rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), trò Chiềng (Yên Định), trò Sanh Ngô, trống hội Phú Khê (Hoằng Hoá), hát múa Đông Anh (Đông Sơn), cồng chiêng (Ngọc Lặc), hò Sông Mã (Câu lạc bộ Dân gian Hà Trung).
Dù trải qua đã gần 600 năm nhưng hào khí Lam Sơn vẫn được giữ vẹn nguyên
Trong lễ hội còn diễn ra các chương trình nghệ thuật đặc sắc khác nhằm tái hiện lại cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Sự tái hiện này giúp thể hiện được ý nghĩa tôn kính đối với tổ tiên cũng như là cách giúp giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của lịch sử dân tộc. Sức mạnh của hào khí Lam Sơn thực sự có sức ảnh hưởng lớn, có tác dụng truyền bá rộng lớn lòng tin, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ. Sức lan tỏa của nó có sự tác động mạnh mẽ đến mảnh đất Thanh Hóa mặc dù nó đã trải qua gần 600 năm, nhưng những giá trị, hào khí của nó vẫn còn được giữ nguyên vẹn.
Ngoài ra, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao khác như: tổ chức các trò chơi dân gian, và tổ chức các cuộc thi đấu của các môn thể thao, tiến hành giới thiệu lịch sử văn hóa thông qua các triển lãm về kiến trúc nghệ thuật giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử, và văn hóa con người nơi đây.