thanhhoa (2).jpg

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website của xã Thiệu Quang như thế nào
 

 

Bạn đang xem: Trang chủ Giới thiệu Lịch sử Di tích đền thờ mộ tướng quân Trần Lựu

Di tích đền thờ mộ tướng quân Trần Lựu

Xã Thiệu Quang được biết đến với ngôi đình tưởng niệm tướng quân Trần Lựu – một tướng quân có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thời Trần- thế kỷ XIII.

Đây là một danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh quê ở xã Lỗ Tự, huyện Thuỵ Nguyên (nay là Thiệu Hoá, Thanh Hoá). Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi đầu. Năm 1425, chỉ huy một đội quân thiết đột hoạt động ở Nghệ An. Cuối 1426, cùng Lê Bôi chỉ huy đạo quân đánh chiếm Hồng Châu (Hải Dương, Hải Phòng), Bắc Giang, Lạng Giang, Lạng Sơn. Năm 1427, làm tổng tri Hồng Châu, được phái lên Lạng Sơn chặn viện binh Liễu Thăng. Ông vừa đánh vừa giả thua, nhử Liễu Thăng vào cửa Chi Lăng để cho phục binh của ta tiêu diệt.

Đình thờ danh tướng họ Trần nổi tiếng

Đền thờ tướng quân Trần Lựu quay mặt về hướng đông, cổng tam quan của đình có ba cửa ra vào rộng hẹp khác nhau. Qua sân hẹp vào tiền bái, chúng ta sẽ gặp một lối kiến trúc lạ mắt mà ở đó tòa tiền bái được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, gồm ba gian. Bộ vì kèo kết cấu kiểu chồng rường, trong đó con rường thứ hai được thay bằng hai con rường nhỏ đỡ đầu rường trên, mang dáng dấp của giá chiêng không trốn cột. Cửa bích bàn bao kín mặt cả ba gian vốn được ngăn cách bằng chấn song hình con tiện. Nối liền tiền bái với hậu cung là một phương đình, được dựng bằng bốn cột cái, hai bộ vì kèo, bốn mái, trên các con đường có chạm nổi hoa lá, dưới rường lắp ván kín, chạm nổi hình phượng vũ hàm thư. Lồng giữa các xà đai hai bên là bốn con lân lớn chạm theo kiểu nửa hình tròn. Tòa hậu cung cũng làm theo kiểu bốn hàng chân, bên trong đặt khám thờ, có cửa võng được chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng.

Không chỉ mang vẻ đẹp của kiến trúc, đình thờ tướng quân Trần Lựu còn thu hút khách tham quan bởi bề dày lịch sử của mình với một khối lượng lớn những di vật phong phú gồm: thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, cửa võng, chuông, đại tự, khánh văn bia, ngựa thờ, đồ gốm sứ... có niên đại trải dài từ thời Lê sang thời NguyễnNhững di vật này, ngoài giá trị về nghệ thuật còn là văn bản, tài liệu hiện vật rất có giá trị góp phần tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, lịch sử thủ đô cũng như lịch sử làng xã Việt Nam.

Nguồn: Vnexpress