thanhhoa (1).jpg

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện website của xã Thiệu Quang như thế nào
 

 

Bạn đang xem: Trang chủ Cơ hội đầu tư Chiến lược phát triển Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày

ot  Để áp dụng cơ giới hóa, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năm 2012, huyện Thiệu Hóa đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa lần 2. Thông qua dồn điền, đổi thửa, huyện đã tập trung chỉ đạo quy hoạch đất sản xuất

, trong đó quy hoạch hơn 1.350 ha đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Thực tế qua quá trình sản xuất, huyện Thiệu Hóa nhận thấy phát triển cây công nghiệp ngắn ngày chi phí sản xuất bỏ ra không cao, lại thu hoạch nhanh, trồng được nhiều vụ trong năm, người dân có điều kiện tái đầu tư sản xuất. Vì vậy,  huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển diện tích cấy lúa ở những cánh đồng cao không hiệu quả, mở rộng và quy hoạch diện tích đất bãi ven sông, mở rộng diện tích vụ đông để trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị có liên quan phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học cho người dân. Nhờ vậy, người dân đã đầu tư phát triển các mô hình cây công nghiệp ngắn ngày, như lạc xuân, giá trị 50 triệu đồng/ha/vụ (2 vụ/năm); ớt xuất khẩu 150 triệu đồng/ha/vụ (2 vụ/năm), đậu tương 35 triệu đồng/ha/vụ (3 vụ/năm), mía nguyên liệu từ 95 triệu đồng đến 110 triệu đồng/ha/năm, dâu tằm (kết hợp trồng dâu và nuôi tằm) 200 triệu đồng/ha/năm... Đến nay, huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp tập trung, từng vùng đã hình thành được cây trồng chủ lực. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm từng bước có sức cạnh tranh trên thị trường, mở ra hướng phát triển ổn định.

Thiệu Nguyên là xã ven sông Chu, năm 2012, xã đã quy hoạch xong 125 ha đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Trên diện tích đã quy hoạch, người dân gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: lạc, dâu tằm, ớt xuất khẩu, ngô, đậu tương. Đồng chí  Nguyễn Kim Hồng, chủ tịch UBND xã, cho biết: Nếu tính các loại cây công nghiệp đưa vào trồng trên địa bàn xã, thì cây ớt xuất khẩu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, người dân trong xã lại có kinh nghiệm trồng, chăm sóc hàng chục năm nay. Trong khi đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa đã đứng ra đầu tư giống ớt, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và ký hợp đồng với HTX dịch vụ nông nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Do vậy, giá trị của cây ớt xuất khẩu đạt 125 triệu đồng đến 140 triệu đồng/ha/vụ. Hiện tại, xã đang gặp khó khăn về lao động phục vụ trồng, chăm sóc, nhất là thời gian thu hoạch; một số loại cây trồng giá cả đầu ra không ổn định trong khi giá đầu vào như giống, phân bón tăng... Diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày đã được quy hoạch, nhưng vẫn còn nhiều hộ dân chưa tham gia nên diện tích bình quân đầu hộ thấp gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, quy hoạch cây trồng, tưới nước... Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, xã thực hiện dồn điền, đổi thửa lần 3 để tăng diện tích cho từng hộ; triển khai đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi (kênh mương, trạm bơm) phục vụ nước tưới. Xã ổn định diện tích sản xuất cây dâu tằm khoảng 10 ha; phát triển 2 cây trồng chủ lực là cây ớt xuất khẩu và cây lạc.

Theo đồng chí Trịnh Đức Hùng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn đầu tư phát triển cây công nghiệp ngắn ngày trên diện tích đã quy hoạch. Đồng thời, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư trồng, chăm sóc, bảo đảm đầu ra của sản phẩm cho người dân; chú trọng đưa giống mới có tiềm năng, năng suất cao vào gieo trồng nhằm phát triển cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, tiếp tục chuyển diện tích gieo cấy lúa kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu, ổn định diện tích từ 400 ha đến 500 ha. Cải tạo và phát triển diện tích trồng dâu, phấn đấu đến năm 2015 đạt 400 ha, vào năm 2020 đạt 500 ha (hiện nay gần 200 ha); thay giống dâu cũ đã trồng, khai thác bằng các giống dâu mới như: VH13, VH15, VH17... ổn định diện tích trồng lạc 200 ha, ớt xuất khẩu 100 ha đến 150 ha, đậu tương 1.000 ha đến 1.500 ha (kể cả gieo trồng trên đất vụ đông).